Tân Vương quốc Danh_sách_các_pharaon

Lãnh thổ Ai Cập mở rộng tối đa trong thế kỷ XV TCN.

Thời kỳ Tân Vương quốc (1550-1077 TCN) là giai đoạn bao gồm các Vương triều 18, 19, 20 từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XI TCN, giữa thời kỳ chuyển tiếp thứ Hai và 3.

Bằng các hoạt động quân sự, các vị vua của Tân vương quốc đã mở rộng lãnh thổ Ai Cập tới đỉnh cao của nó, bao gồm Nubia ở phía Nam và những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Cận đông. Quân đội Ai Cập đã giao tranh với quân đội Hittite để tranh giành quyền kiểm soát vùng đất Syria ngày nay.

Hai vị pharaon nổi tiếng của thời kỳ này đó là Akhenaten, còn được biết tới với tên gọi khác là Amenhotep IV, thờ độc thần Aten. Và Ramesses II người đã cố gắng tái kiểm soát lại vùng đất Israel/Palestine, Lebanon và Syria ngày nay. Công cuộc tái chinh phục của ông đã dẫn tới trận chiến Qadesh và đích thân ông đã chỉ huy quân Ai Cập giao chiến với quân Hittite do vua Muwatalli II lãnh đạo.

TênHìnhTrị vìGhi chú
Nebpehtire Ahmose I, Ahmosis I~1550–1525 TCN; Niên đại phóng xạ cho giai đoạn trị vì của ông là vào khoảng 1570–1544 TCN, trung bình khoảng năm 1557 TCN[53]em trai và là người kế vị Kamose, chinh phạt miền bắc Ai Cập từ tay người Hyksos.
Djeserkare Amenhotep I1541–1520Con của Ahmose I.
Aakheperkare Thutmose I1520–1492Không rõ cha, có thể là Amenhotep I. Mẹ của ông là Senseneb. Lãnh thổ Ai Cập liên tục được mở rộng dưới Vương triều của ông.
Aakheperenre Thutmose II1492–1479Con của Thutmose I. Mẹ là Mutnofret con gái của Amenhotep I.
Maatkare Hatshepsut1479–1458Được biết đến là người phụ nữ thứ Hai cai trị Ai Cập. Có thể đã cùng cai trị với người cháu của bà là Thutmose III trong đầu thời kỳ trị vì. Bà còn nổi tiếng với chuyến thám hiểm tới xứ Punt được miêu tả lại trong ngôi đền an táng tại Deir el-Bahari. Bà cũng còn cho xây dựng nhiều ngôi đền và tượng đài. Thời kỳ bà cai trị là giai đoạn đỉnh cao quyền lực của Ai Cập. Bà là con gái của Thutmose I và Chính cung của người anh trai Thutmose II.
Menkheperre Thutmose III1458–1425Con trai của Thutmose II. Có thể trị vì cùng Hatshepsut, người cô đồng thời là mẹ kế của ông trong thời kỳ đầu cai trị. Ông nổi tiếng với việc mở rộng lãnh thổ tới Levant và Nubia. Dưới thời trị vì của ông, Đế chế Ai Cập cổ đại có lãnh thổ rộng lớn nhất. Ông cai trị trong giai đoạn đỉnh cao quyền lực của Ai Cập. Cuối thời kỳ trị vì của mình ông đã xóa bỏ mọi dấu tích về Hatshepsut trong các ngôi đền và tượng đài.
Aakheperrure Amenhotep II1425–1400Con của Thutmose III. Ông cai trị vào giai đoạn đỉnh cao quyền lực của Ai Cập.
Menkheperure Thutmose IV1400–1390Nổi tiếng với tấm bia đá giấc mơ. Con của Amenhotep II. Ông cai trị vào giai đoạn đỉnh cao quyền lực của Ai Cập.
Nebmaatre Amenhotep III Vị vua cao quý1390–1352Cha của Akhenaten và ông nội của Tutankhamun. Ông cai trị vào giai đoạn đỉnh cao của quyền lực Ai Cập. Ông còn xây dựng nhiều ngôi đền và tượng đài, trong đó có ngôi đền an táng lớn của mình. Ông là con của Thutmose IV.
Neferkheperure-waenre Amenhotep IV/Akhenaten1352–1334Người sáng lập nên thời kỳ Amarna trong đó ông thay đổi tôn giáo của đất nước từ đa thần giáo Ai cập cổ đại thành tôn giáo độc thần, tập trung vào việc thờ cúng thần Aten, với hình tượng đĩa mặt trời. Ông cho dời đô về Aketaten. Ông còn là người con trai thứ hai của Amenhotep III. Ông đổi tên từ Amenhotep (Amun là hài lòng) thành Akhenaten (Sức mạnh của Aten) để phản ánh sự thay đổi tôn giáo của mình.
Ankhkheperure Smenkhkare1334–1333Trị vì cùng với Akhenaten trong những năm cuối Vương triều của ông ta. Không rõ Smenkhare có thực sự cai trị hay không. Danh tính và cả giới tính của Smenkhare là không chắc chắn. Một số cho rằng ông là con của Akenhaten, có thể là Tutankhamun, một số khác suy đoán rằng Smenkhare có thể là Nefertiti hoặc Meritaten. Có thể được kế vị hoặc đồng nhất với nữ pharaon có tên là Neferneferuaten.
Nebkheperure Tutankhaten/Tutankhamun1333–1324Thường được cho là con của Akhenaten và giống như là đã phục hồi lại đa thần giáo Ai Cập cổ đại. Ông đổi tên từ Tutankhaten thành Tutankhamun nhằm phản ánh sự thay đổi tôn giáo từ thờ độc thần Aten quay về với tôn giáo truyền thống, trong đó Amun là vị thần chính. Ông lên ngôi khi mới khoảng 8 hoặc 9 tuổi và qua đời ở độ tuổi 18 hoặc 19. Ông được đặt cho biệt danh là "vị vua thiếu niên".
Kheperkheperure Ay1324–1320Là Đại tể tướng dưới Vương triều Tutankhamun và cũng là vị đại thần quan trọng dưới Vương triều các vị vua AkhenatenSmenkhkare. Có thể là anh trai của Tiye, Chính cung của Amenhotep III, và cũng có thể là cha của Nefertiti, vợ của Akhenaten. Ông được tin là xuất thân từ giới quý tộc, nhưng không thuộc hoàng gia. Ông đã kế vị Tutankhamun do ông ta không có người kế vị.
Djeserkheperure-setpenre Horemheb1320–1292Xuất thân từ tầng lớp thường dân. Ông là một tướng quân trong thời kỳ Amarna. Dưới Vương triều của mình, ông đã phá hủy toàn bộ các hình ảnh cũng như các công trình có liên quan đến những vị Pharaon thời kỳ Armana. Ông đã kế vị Ay bất chấp Nakhtmin được coi là người thừa kế ngai vàng.

Vương triều thứ Mười chín

Vương triều thứ Mười chín cai trị trong khoảng 1292-1186 TCN với vị vua nổi tiếng là Rameses II.

TênHìnhTrị vìGhi chú
Menpehtire Ramesses I[54]1292–1290Không thuộc hoàng gia. Kế vị Horemheb do ông ta không có người thừa kế.
Menmaatre Seti I1290–1279Tái chiếm phần lớn lãnh thổ đã bị mất dười thời Akhenaten.
Usermaatre-setpenre Ramesses II Đại đế1279–1213Tiếp tục mở rộng lãnh thổ Ai Cập cho tới khi đạt tới sự cân bằng với đế chế Hittite sau trận chiến Kadesh vào năm 1275 TCN, tiếp đó là ký kết hiệp ước hòa bình nổi tiếng giữa Ai Cập-Hittite vào năm 1258 TCN.
Banenre Merenptah[55]1213–1203Con trai thứ Mười ba của vua Ramesses II.
Menmire-setpenre Amenmesse1203–1200Nhiều khả năng là một người cướp ngôi. Có thể cai trị đối lập với Seti II. Có thể là con của Merneptah.
Userkheperure Seti II[56]1203–1197Con của Merneptah. Có thể ông đã phải trải qua cuộc chiến với Amenmesse trước khi tuyên bố lên ngôi.
Sekhaenre/Akhenre Merenptah Siptah[57]1197–1191Có thể là con của Seti II hoặc Amenmesse, đăng cơ khi trẻ tuổi.
Satre-merenamun Tausret1191–1190Có thể là vợ của Seti II. Còn được gọi là Twosret hoặc Tawosret.

Vương triều thứ Hai mươi

Vương triều thứ Hai mươi cai trị trong khoảng 1190-1077 TCN

TênHìnhTrị vìGhi chú
Userkhaure Setnakhte1190–1186Không liên quan tới Seti II, Siptah, hoặc Tausret. Có thể đã cướp ngôi từ Tausret. Không công nhận Siptah hoặc Tausret là người cai trị hợp pháp. Có thể là một thành viên trong một nhành nhỏ của hoàng tộc Ramesses. Còn được gọi là Setnakt.
Usermaatre-meryamun Ramesses III1186–1155Con của Setnakhte. Giao chiến với Hải nhân vào năm 1175 TCN. Ông có thể đã bị ám sát.
User/Heqamaatre-setpenamun Ramesses IV1155–1149Con của Ramesses III. Trong thời gian trị vì của ông, quyền lực của Ai Cập bắt đầu suy yếu.
Usermaatre-sekheperenre Ramesses V1149–1145Con của Ramesses IV
Nebmaatre-meryamun Ramesses VI1145–1137Con của Ramesses III. Em của Ramesses IV. Chú của Ramesses V.
Usermaatre-setpenre-meryamun Ramesses VII1137–1130Con của Ramesses VI.
Usermaatre-akhenamun Ramesses VIII1130–1129Pharaon ít được biết đến, trị vì trong thời gian 1 năm. Được đồng nhất với hoàng tử Sethiherkhepeshef II. Con của Ramesses III. Em của Ramesses IVRamesses VI. Chú của Ramesses VRamesses VII. Ông là người duy nhất thuộc Vương triều thứ Hai mươi vẫn chưa tìm thấy lăng mộ.
Neferkare-setpenre Ramesses IX1129–1111Có thể là cháu nội của Ramesses III thông qua người cha là Montuherkhopshef. Em họ đầu tiên của Ramesses VRamesses VII.
Khepermaatre-setpenptah Ramesses X[58]1111–1107Pharaon ít được ghi chép lại, ông trị vì khoảng 3 tới 10 năm. Xuất thân của ông chưa được xác định rõ.
Menmaatre-setpenptah Ramesses XI[59]1107–1077Có thể là con của Ramesses X. Trong nửa giai đoạn sau Vương triều của ông, Đại tư tế của Amun Herihor đã kiểm soát toàn bộ miền nam từ Thebes, giới hạn quyền lực của ông ở Hạ Ai Cập. Ông sau đó được Smendes kế vị ở phía Bắc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_các_pharaon http://egyptianchronology.com/ http://www.egyptologyonline.com/manetho.htm http://www.phouka.com/pharaoh/egypt/history/00king... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://xoomer.alice.it/francescoraf/hesyra/pribsn.... http://dx.doi.org/10.1126/science.1189395 http://www.narmer.pl/dyn/00en.htm http://www.narmer.pl/main/chr_his_en.htm http://www.tyndale.cam.ac.uk/Egypt/index.htm http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk//chronology/amen...